Hội thảo Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030

Ngày 22/5/2015 tại Bạc Liêu, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phối hợp với Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức Hội thảo“Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Nguyễn Thanh Tùng cùng chủ trì Hội thảo.

hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện tập trung tại 8 tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau với hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Những năm qua, nuôi tôm nước lợ, ngoài việc đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu, còn tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, phát triển nuôi tôm nước lợ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác quy hoạch.
Theo Dự thảo Quy hoạch, diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 608.501 ha, sản lượng đạt 747.895 tấn; Và đến năm 2030, diện tích sẽ đạt 626.727 ha; sản lượng 952.118 tấn.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã bàn về những vấn đề phát triển tôm nước lợ trong thời gian qua, về nguồn lực và khả năng thúc đẩy phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó góp phần nuôi tôm nước lợ theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo đã đưa ra các giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm nước lợ trong điều kiện ít được thuận lợi; phát triển nuôi tôm nước lợ trong điều kiện thuận lợi; quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần…Nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đến từ các viện, trường cho rằng: khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi tôm nước lợ nhưng thời gian qua thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu cơ chế chính sách để phát triển lĩnh vực này; chưa có các giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế; thị trường và xúc tiến thương mại…

Có ý kiến cho rằng, hiện nay chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi tôm nước lợ khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long bị ô nhiễm hữu cơ và một số chất có hại khác tại các khu vực cống điều tiết nước mặn. Việc ô nhiễm này có khả năng gây bệnh cho tôm nên cần có công trình nghiên cứu đánh giá về hiện trạng môi trường nước cho khu vực nuôi tôm nước lợ bởi chất lượng nước có những tác động rất lớn đến quá trình phát triển của tôm. Xung quanh về nguồn giống và chất lượng tôm giống, giá tôm giống, có đại biểu đề nghị: nên xây dựng các vùng sản xuất tôm giống đạt chất lượng cao với số lượng lớn để cung cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ, nhất là tôm thẻ chân trắng; thực hiện việc bán tôm giống trực tiếp từ công ty cho người nuôi tôm để đảm bảo nguồn gốc tôm và giá cả có lợi cho người nuôi tôm. Nhiều đại biểu cũng đã có ý kiến xung quanh việc chuyển một phần diện tích nuôi tôm nước lợ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh theo quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi; hệ thống xử lý đất; xây dựng hệ thống thủy lợi dành riêng cho nuôi trồng thủy sản.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ngành thủy sản Việt Nam hơn 10 năm qua. Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng chất lượng tăng trưởng còn hạn chế ở nhiều mặt. Do vậy “xây dựng quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030” là cần thiết và cấp bách, nhằm cơ cấu và tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, xác định được những bước đi và giải pháp phù hợp để chủ động trong tận dụng lợi thế, cơ hội. Đồng thời giải quyết được các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đưa ngành tôm tiếp tục phát triển ổn định, bền vững chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền nhận định: ĐBSCL chiếm diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất cả nước, là nơi cung cấp tôm chính cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hiện đang phải đối diện với nhiều thách thức về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nổi bật nhất vẫn là do chất lượng con giống còn thấp, công tác quản lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm nhiều hạn chế, tình trạng nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch diễn ra ở khắp các địa phương. Đây là những yếu tố khiến nghề nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL phát triển thiếu bền vững. Do vậy, xây dựng quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐSBCL là vấn đề cấp thiết.

Fistenet, 25/05/2015
Đăng ngày 26/05/2015
Thu Hiền

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 08:00 28/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 05:36 31/05/2024

Tăng cường công tác chống khai thác IUU chuẩn bị cho lần kiểm tra thứ 5

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài tăng cao hơn cùng kỳ (08 vụ/03 vụ), đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.

Đoàn thanh tra đang làm việc cùng ngư dân
• 05:36 31/05/2024

Tăng sức đề kháng cho tôm hiệu quả

Để chống lại các bệnh tật luôn đe dọa đến sức khỏe sinh trưởng của tôm, chúng cần được bổ sung sức đề kháng nhiều hơn. Đặc biệt đối với các ao có mật độ nuôi cao hoặc tiền sử nhiễm bệnh gây chết hàng loạt.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:36 31/05/2024

Giảm trầm tích dồi dào ở đáy ao

Dưới đáy ao nuôi luôn ẩn chứa rất nhiều thứ có hại cho tôm nuôi, nhất là những chất thải được hình thành trong quá trình nuôi tạo nên. Trầm tích là một trong số đó, nếu chúng ở mức độ ít, vừa phải sẽ không là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu chúng xuất hiện với lượng lớn dưới đáy ao sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.

Đáy ao
• 05:36 31/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 05:36 31/05/2024
Some text some message..